Ván MDF tiêu chuẩn E1 có thực sự cần thiết sử dụng trong nội thất?

Ván gỗ công nghiệp MDF là vật liệu rất phổ thông trên thị trường, nhưng để hiểu rõ ván MDF đạt tiêu chuẩn E1 thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho người sử dụng thì rất ít người dùng hiểu rõ bản chất.

Ván MDF là gì?

MDF chính là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại gỗ công nghiệp được làm từ các loại cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… Sau khi các cây gỗ được khai thác và đem về nhà máy sẽ được nghiền để tạo nên sợi gỗ. Các sợi gỗ rời rạc được liên kết với nhau bằng chất kết dính cùng các chất phụ gia khác và ép dưới nhiệt độ, áp suất cao để tạo nên các loại ván MDF.

Chất kết dính thường được sử dụng để chế tạo nên ván MDF chính là keo UF (urea formaldehyde) cho các loại ván thường hoặc keo MUF (melamine urea formaldehyde) để tăng khả năng chống ẩm cho sản phẩm. Để có thể dễ dàng phân biệt ván MDF thường và ván MDF chống ẩm, nhà sản xuất sẽ sử dụng màu xanh là màu chỉ thị cho các loại ván MDF chống ẩm.

Ván MDF
Ván MDF

Gỗ MDF được đánh giá là loại gỗ công nghiệp có độ bền vật lý khá tốt, có khả năng chịu được lực va đập mạnh. Đồng thời khả năng chống ẩm của sản phẩm cũng đang ngày càng được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, hạn chế tình trạng bị cong vênh, mối mọt hay co ngót khi tiếp xúc với các điều kiện xấu từ môi trường bên ngoài. Loại gỗ này thường được để sản xuất đồ nội thất văn phòng và nhà ở. Với tỷ trọng từ 650 – 850kg/m2, độ dày từ 3 – 25mm chắc chắn vật liệu MDF sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Hiện nay, ván MDF thường được phủ thêm một lớp trang trí như giấy Melamine, tấm Laminates hoặc veneer… Những bề mặt này đang ngày càng được cải tiến và nâng cấp để có được bề mặt màu sắc cũng như sự phân bố vân gỗ tựa như các loại gỗ tự nhiên.

Formaldehyde có trong gỗ có thực sự nguy hiểm?

Formaldehyde đã được Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định là hóa chất độc hại đối với sức khỏe của con người. Ở dạng tự nhiên, hóa chất Formaldehyde tồn tại trong các sản phẩm như gỗ, táo, cà chua, khói động cơ, khói thuốc lá. Trong nhân tạo, ta có thể dễ dàng tìm thấy formaldehyde trong các sản phẩm đã qua chế biến như sơn, dầu bóng hoặc các loại gỗ công nghiệp.

Nếu tiếp xúc ngắn hạn với hợp chất formaldehyde này có thể con người sẽ gặp một số hiện tượng như kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, các bệnh liên quan tới da và hệ hô hấp.

Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai khi tiếp xúc nhiều với formaldehyde có thể gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã khuyến nghị phân loại formaldehyde từ nhóm 2 “có thể gây ung thư cho con người” thành nhóm 1 “gây ung thư cho con người”. Chính vì vậy từ lâu formaldehyde đã bị liệt vào danh sách chất cấm không được dùng trong chế biến thực phẩm.

Tiêu chuẩn E1 hình thành như thế nào?

Để đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng, vào năm 1980, một số quốc gia châu âu đã bắt đầu điều tiết lượng phát thải formaldehyde và phát triển tiêu chuẩn bắt buộc E1 cho các sản phẩm gỗ công nghiệp. Năm 2004, châu âu đã thành lập các tiêu chuẩn như E1 và E2 liên quan tới các sản phẩm gỗ được sử dụng trong nội thất và xây dựng. Trong năm 2006, tiêu chuẩn E1 đã trở thành bắt buộc để có thể sản xuất, cung cấp và sử dụng gỗ công nghiệp ở một số quốc gia. Ở cả Châu Âu và Châu Mỹ đều tăng yêu cầu kiểm tra sản phẩm để có thể xác định được tỷ lệ formaldehyde và đây cũng là một phần của quy trình kiểm soát chất lượng và phát triển gỗ công nghiệp.

Giới hạn formaldehyde được tóm tắt trong tiêu chuẩn EN 13986 – bao gồm 2 loại phát thải là E1 và E2 (ván khô ≤ 8mg/100g, bảng khô E2 > 8 – ≤ 30 mg/100g). Trong bảng dưới đây sẽ là giới hạn phát thải formaldehyde cho lớp E1 và E2 theo tiêu chuẩn châu Âu.

Tiêu chuẩn E1
Tiêu chuẩn E1

Đối với tiêu chuẩn E1, khi kiểm tra theo phương pháp EN 717-1 mức độ formaldehyde sẽ ≤ 0.124 mg/m³ tức là không được vượt quá 0.099ppm. Giá trị giới hạn được xác định đối với phương pháp thử buồng EN 120 là không được vượt quá 8.0 mg/100g đối với ván khô. Ngoài ra với phương pháp EN 717-2, nồng độ formaldehyde sẽ không được vượt quá 3.5 mg/m2h.

Đối với tiêu chuẩn E2, khi kiểm tra theo phương pháp EN 717-1, tỷ lệ formaldehyde sẽ >0.124mg/m3 (tức là trên 0.099ppm). Còn đối với phương pháp EN 120, hàm lượng formaldehyde sẽ trên 8.0mg/100g và không vượt quá 30mg/100g. Đối với phương pháp EN 717-2 tỷ lệ formaldehyde trên 3.5mg/m2h và không vượt quá 8mg/m2h.

Ngoài ra, với một số gỗ công nghiệp cao cấp hơn thì tỷ lệ formaldehyde có trong gỗ sẽ thấp hơn rất nhiều, gần như không có và được xếp vào tiêu chuẩn E0 (≤0.055ppm) và SE0 (≤0.035ppm)

Tại sao nên sử dụng ván MDF tiêu chuẩn E1?

Như đã nêu ở trên, hợp chất formaldehyde có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người, thậm chí có thể gây ung thư, suy hô hấp nếu bạn tiếp xúc trong một thời gian dài. Và thực tế loại hợp chất này có xuất hiện trong các loại gỗ công nghiệp hiện nay như ván dăm, ván MDF, ván HDF, hay gỗ dán Plywood. Chính vì vậy có thể hiểu rằng ngay trong đồ nội thất của chúng ta cũng sẽ có chứa Formaldehyde. Nếu hợp chất này lên quá cao thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người.

Ván MDF tiêu chuẩn E1
Ván MDF tiêu chuẩn E1

Đặc điểm đặc trưng của hợp chất Formaldehyde chính là có mùi cay xốc và rất khó ngửi. Nếu một lần nào đó bạn nhận thấy mùi hăng cay trong nhà mình hoặc vào một không gian nội thất nào đó khép kín thì đây chính là do bạn đang sử dụng các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp có hàm lượng formaldehyde cao. Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, khách hàng nên sử dụng các đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đạt tiêu chuẩn E2 hoặc E1.

Địa chỉ uy tín lựa chọn ván MDF tiêu chuẩn E1

Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Drile chuyên cung cấp các loại sàn gỗ công nghiệp, gỗ nội thất đạt tiêu chuẩn E1, E2. Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng nhận thấy, hầu hết các sản phẩm mang thương hiệu Drile đều hạn chế được mùi hăng cay, khó chịu, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.

 

Drile đã có mặt tại thị trường hơn 14 năm và trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các gia đình và các công ty, văn phòng Việt Nam.
Ván MDF tiêu chuẩn E1 là một trong những loại gỗ công nghiệp đang được khuyến cáo sử dụng. Sản phẩm này không chỉ mang tới tính thẩm mỹ cao cho không gian sống, không gian làm việc của bạn mà nó còn thân thiện với môi trường và không gây độc hại. Hy vọng bài viết trên đây của Drile sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm này và lựa chọn được loại gỗ tốt nhất cho không gian nội thất của mình.

Bản quyền thuộc về Công ty Drile